Va chạm Vành_đai_tiểu_hành_tinh

Đây là nơi tập hợp nhiều tiểu hành tinh nên là một khu vực va chạm tích cực, va chạm giữa các tiểu hành tinh xảy ra thường xuyên (trên quy mô thời gian thiên văn). Va chạm giữa các tiểu hành tinh trong vành đai chính với bán kính trung bình 10 km được dự kiến ​​sẽ xảy ra khoảng 10 triệu năm một lần.[17]Một vụ va chạm có thể phân chia một tiểu hành tinh thành nhiều mảnh nhỏ hơn (dẫn đến sự hình thành của một gia đình tiểu hành tinh mới).[18] Ngược lại, va chạm xảy ra ở tốc độ tương đối thấp cũng có thể kết hợp hai tiểu hành tinh. Sau hơn 4 tỷ năm, các thành viên của vành đai tiểu hành tinh bây giờ không giống với thuở ban đầu.

Cùng với các tiểu hành tinh, vành đai tiểu hành tinh cũng chứa các dải bụi có bán kính hạt khoảng vài trăm micromet. Vật liệu mịn này được tạo ra, ít nhất là một phần, từ va chạm giữa các tiểu hành tinh. Do hiệu ứng Poynting – Robertson, áp lực của bức xạ Mặt Trời khiến cho bụi này từ từ xoắn về phía Mặt Trời.[19]Sự kết hợp của bụi mịn, cũng như các vật liệu sao chổi bị đẩy ra, tạo ra ánh sáng hoàng đạo. Ánh sáng hừng đông mờ nhạt này có thể được nhìn thấy vào ban đêm kéo dài từ hướng Mặt Trời dọc theo mặt phẳng của mặt phẳng hoàng đạo. Các hạt bụi tạo ra ánh sáng hoàng đạo có thể nhìn thấy có bán kính trung bình khoảng 40 μm. Thời gian tồn tại điển hình của các đám mây hoàng đạo tại vành đai chính là khoảng 700.000 năm. Do đó, để duy trì các dải bụi, các hạt mới phải được hình thành đều đặn trong vành đai tiểu hành tinh.[19] Đã từng nghĩ rằng va chạm của các tiểu hành tinh tạo thành dải bụi chính của ánh sáng hoàng đạo. Tuy nhiên, mô phỏng máy tính của Nesvorný và các cộng sự cho kết quả là 85% bụi làm nên ánh sáng hoàng đạo là từ những mảnh vỡ của tiểu hành tinh cộng hưởng với Sao Mộc, chứ không phải sao chổi và va chạm giữa các thiên thạch trong vành đai tiểu hành tinh. Tối đa 10% bụi là do vành đai tiểu hành tinh.[20]

Thiên thạch

Một số mảnh vụn từ va chạm có thể tạo thành các thiên thạch xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái Đất.[21] Trong số hơn 50.000 thiên thạch được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay, 99,8% được tin là có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vành_đai_tiểu_hành_tinh http://abc.net.au/science/news/stories/s843594.htm http://www.astronomy.com/magazine/ask-astro/2006/1... http://www.astronomycast.com/astronomy/episode-55-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/673979 http://www.etymonline.com/index.php?search=asteroi... http://www.solstation.com/stars/asteroid.htm http://adsabs.harvard.edu/abs/1992ApJ...392..289R http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Natur.417..720N http://www.msu.edu/~defores1/gre/roots/gre_rts_afx... http://www.boulder.swri.edu/~davidn/papers/nesvorn...